CHÍNH SÁCH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MẶT HÀNG QUẦN ÁO

CHÍNH SÁCH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MẶT HÀNG QUẦN ÁO

Sau hiệp định tự do thương mại FTA (Hàn Quốc – Việt Nam), việc mua bán giao thương giữa 2 quốc gia đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Hàn Quốc được biết đến là một thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam với sự phát triển của dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Hàn Quốc về Việt Nam. Một trong những loại hình vận chuyển phổ biến nhất từ Hàn Quốc về Việt Nam là vận chuyển đường biển.

Quần áo thời trang Hàn Quốc khá được ưu chuộng tại Việt Nam bởi sự trẻ trung, hiện đại, mới mẻ trong phong cách. Do vậy, mà thời trang xứ Hàn luôn được những nhà buôn tại Việt Nam ưu thích, lựa chọn tìm kiếm nguồn hàng chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu này của khách hàng Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu về chính sách hàng hóa đối với mặt hàng quần áo này nhé ^^.

I. MÃ HS CODE ĐỐI VỚI MẶT HÀNG QUẦN ÁO

HS CODE đối với mặt hàng quần áo như sau:

  • 6111: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ em, dệt kim hoặc móc.
  • 61112000 – Từ bông
  • 61113000 – Từ sợi tổng hợp
  • 611190 – Từ các vật liệu dệt khác:
  • 61119010 – – Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
  • 61119090 – – Loại khác

II. CHÍNH SÁCH HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MẶT HÀNG QUẦN ÁO

Để có thể chuẩn bị tốt thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về chính sách mặt hàng đối với mặt hàng quần áo này nhé…

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, QCVN 01:2017/BCT;
  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
  • Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
    • Theo đó, hộ kinh doanh cá thể được phép nhập khẩu quần áo mới 100% chưa qua sử dụng (hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Trường hợp chưa có đăng ký mã số thuế, cá nhân có thể uỷ thác cho 1 Công ty có chức năng kinh doanh XNK, dịch vụ CPN hoặc Đại lý hải quan để làm thủ tục nhập khẩu và phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định hiện hành.
  • Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định: Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun… thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo. Trình tự, thủ tục kiểm tra được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương.

** Các bước làm thủ tục công bố hợp quy đối với mặt hàng quần áo như sau (xem chi tiết trong thông tư 28):

  1. Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Doanh nghiệp có thể tự đánh giá, hoặc thông qua tổ chức chứng nhận được chỉ định để tiến hành thực hiện.
  2. Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định).
  3. Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy và hướng dẫn sử dụng dấu cho chủ hàng.
  4. Nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định. Hồ sơ gồm:
    • Bản công bố hợp quy (theo mẫu)
    • Đăng ký kinh doanh
    • Giấy chứng nhận hợp quy (nêu trên)
    • Giấy tờ khác (nếu doanh nghiệp tự đánh giá): quy trình sản xuất, phiếu kết quả thử nghiệm mẫu, báo cáo đánh giá hợp quy…
  5. Cơ quan chuyên ngành ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

Chúc tất cả các bạn thành công !!!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *